Ngành Quản Trị Mạng Máy Tính Có Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành quản trị mạng máy tính đóng vai trò kết nối và trao đổi các nội dung thành phần của xã hội toàn cầu. Là vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Mọi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin đều có một phòng quản trị mạng máy tínhyêu cầu cần phải có chục nhân viên trở lên.

Với cơn khát nguồn nhân lực này, thì đây là sự hấp dẫn đối với các bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Cùng Bao Đi Học tìm hiểu sâu hơn về ngành này nhé !
Tìm Hiểu Những Thông Tin Cơ Bản Về Ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
Quản trị mạng máy tính giúp kết nối thông tin toàn cầu

Giới thiệu về ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Giới thiệu về ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
là công việc đảm bảo tất cả các hệ thống mạng máy tính được hoạt động một cách liên tục, ổn định và hiệu quả

Quản trị mạng máy tính là công việc đảm bảo tất cả các hệ thống mạng máy tính được hoạt động một cách liên tục, ổn định và hiệu quả. Quản trị mạng bao gồm mạng máy tính và quản lý hệ thống quản trị mạng (Network administrator).

Khi công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, việc bảo mật thông tin và bảo vệ an ninh mạng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy vai trò của người đảm nhiệm vị trí này rất quan trọng, cần phải đảm bảo hệ thống được setup, cài đặt, quản lý hệ thống phần mềm và phần cứng ở trong trạng thái tốt nhất.Vì đặc thù quan trọng nên cơ hội việc làm cũng được mở rộng.

Các doanh nghiệp đều cần ít nhất 10 nhân lực trong bộ phận quản trị mạng. Nhiều trường đã tổ chức giảng dạy ngành quản trị mạng máy tính để đáp ứng lượng cầu lớn về nhân lực trong ngành. Sinh viên tham gia chương trình học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ thuật công nghệ, lắp ráp, lập trình công nghệ, máy móc,…

Ngoài các kiến thức, sinh viên được thực hành tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại, khai thác ứng dụng hệ thống mạng, thi công lắp đặt hệ thống mạng, cài đặt phần cứng và phần mềm máy tính, vận hành hệ thống doanh nghiệp,…
Mã ngành: 7480102

Các môn học trong ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Các môn học trong ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
Các môn học chuyên sâu về quản trị mạng

Ngành Quản Trị Mạng Máy Tính là một trong những ngành đào tạo về công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao, liên quan đến việc quản lý và bảo trì hệ thống mạng máy tính của một tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước.

Các môn học trong ngành Quản Trị Mạng Máy Tính thường bao gồm:

Các môn học chung 

  • Chính trị
  • Pháp luật
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng – An ninh
  • Ngoại ngữ (Anh văn)
  • Tin học

Các môn học cơ sở ngành

  • Tiếng anh chuyên ngành
  •  Kỹ năng thiết yếu
  • Tin học văn phòng
  •  Kỹ thuật lập trình
  •  Đồ họa ứng dụng
  •  Cơ sở dữ liệu
  • Lắp ráp, cài đặt và bảo trì máy tính
  •  Mạng máy tính
  •  Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  •  Thiết kế và quản trị website

Các môn học chuyên ngành 

  • Quản trị mạng Windows Server.
  • Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng LAN
  • Triển khai hệ thống mạng không dây
  • Triển khai dịch vụ mạng Windows Server.
  • Chuyên đề 1
  • An toàn mạng và bảo mật dữ liệu
  • Cấu hình và quản trị thiết bị mạng
  •  Xây dựng Quản trị hệ thống Mail Server.
  • Triển khai hệ thống tường lửa.
  • Chuyên đề 2
  • Quản trị mạng Linux
  •  Triển khai hệ thống ảo hoá
  • Triển khai dịch vụ mạng Linux
  •  Triển khai hệ thống bảo mật Web
  •  Triển khai hệ thống VoIP
  •  Lập trình Windows Forms
  •  Lập trình mạng

Các khối thi xét tuyển ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Các khối thi xét tuyển ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
các trường đại học đã mở rộng thêm các khối thi để thu hút thí sinh

Các khối thi xét tuyển vào ngành Quản Trị Mạng Máy Tính thường là khối A hoặc khối A1. Tuy nhiên, hiện nay, các trường đại học đã mở rộng thêm các khối thi để thu hút đông đảo các bạn thí sinh:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)

Ai phù hợp theo học ngành Quản Trị Mạng Máy Tính ?

Ai phù hợp theo học ngành Quản Trị Mạng Máy Tính ?
Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng

Ngành quản trị mạng máy tính yêu cầu và đòi hỏi nhiều kỹ năng để làm trong nghề. Cơ hội việc làm cao kèm mức lương ổn định khiến ngành có sức cạnh tranh cao. Vì vậy, dưới đây là một số yêu cầu của nghề giúp bạn xem xét bản thân có phù hợp với ngành không nhé!

  •  Nắm rõ kiến thức cơ bản về máy tính

Đây là ngành học khá phức tạp và có liên quan đến các kiến thức toán học. Nắm được các kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ bản chất và nền tảng về máy tính. Từ đó, có thể suy luận logic hơn về nguyên tắc xây dựng, cài đặt cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì hệ thống mạng máy tính. Hiểu rõ các phương thức tấn công mạng để tiến hành các biện pháp bảo vệ khác nhau.

  • Luôn trau dồi kinh nghiệm chuyên môn

Kinh nghiệm chuyên môn là yếu tố gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng đánh giá chất lượng công việc và khả năng phù hợp của bạn với công ty. Ngành này đòi hỏi về các kinh nghiệm bạn đã làm như việc cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng Windows Server, các dịch vụ DNS, Mail, Website,…;

Kinh nghiệm trong khai thác và xây dựng hệ thống mạng, thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; kinh nghiệm trong quản trị website, bảo trì hệ thống, thư viện điện tử và bảo mật thông tin hệ thống. Để được đánh giá cao, bạn nên tích lũy kinh nghiệm sớm nhất có thể để không bỏ lỡ các cơ hội trở thành nhà Quản trị mạng.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Việc hệ thống thường hay xảy ra các lỗi phát sinh tác động từ bên trong và bên ngoài. Nhà quản trị mạng cần bình tĩnh giải quyết và khắc phục các sự cố trên từ thiết lập đến cấu hình hệ thống bảo mật chắc chắn. Ngăn chặn các hành vi từ lỗ hổng bảo mật là ưu tiên giải quyết hàng đầu.

  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp

Tổ chức và sắp xếp hệ thống thông tin một cách khoa học và logic giúp nâng cấp được hệ thống một cách hiệu quả hơn. Khả năng tổ chức và sắp xếp các yếu tố giúp hệ thống tự động lập trình sửa chữa dễ dàng hơn nếu xảy ra sự cố

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm giúp quy mô hệ thống ngày càng được mở rộng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Trong hệ thống việc phân chia quản lý công việc như xây dựng, vận hành, bảo trì hệ thống cần được hoạt động thống nhất. Có kỹ năng làm việc nhóm giúp công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.

  • Kỹ năng lên kế hoạch

Kỹ năng này cần thiết cho một nhà Quản trị mạng, việc lên kế hoạch giúp hệ thống được tiến hành theo trình tự, giảm các lỗi nhỏ của hệ thống và thời gian hoàn thành cũng giảm đi đáng kể.

  • Kỹ năng nghiên cứu, học hỏi

Hệ thống mạng luôn thường xuyên xuất hiện các lỗ hổng, các hacker thường tìm ra những lỗ hổng này để thâm nhập vào mạng máy tính. Vì vậy, nhà quản trị mạng phải luôn liên tục tìm tòi và nghiên cứu để ngăn chặn các hành vị xâm nhập.

  • Kỹ năng tư duy logic

Các kiến thức để xử lý vấn đề đều cần sự logic, kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có kiến thức cơ bản trước rồi từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn. Kỹ năng giúp xác định được nguồn gốc vấn đề rồi đưa ra giải pháp một cách hợp lý.

  • Quản trị dự án

Khi bạn ở vị trí cấp bậc cao việc nhận và quản lý dự án là không thể tránh khỏi. Khả năng quản trị dự án tốt giúp bạn hoàn thành công việc nhanh và đạt được tín nhiệm cấp trên hơn, giúp thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Định hướng phát triển: Ngành Quản trị mạng máy tính ngày càng được mở rộng vì có tính ứng dụng cao trong quản lý kinh doanh. Tùy vào từng mô hình doanh nghiệp thì hệ thống mạng sẽ cần đòi hỏi mức độ quản lý khác nhau. Đối với các doanh nghiệp lớn như hàng không, viễn thông, ngân hàng,… thì đội quản trị mạng yêu cầu tới hàng chục, hàng trăm nhân viên.

Mỗi nhân lực sẽ đảm bảo các công việc khác nhau liên quan đến máy tính, hạ tầng, dịch vụ mạng, băng thông…. Còn với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn sẽ yêu cầu các công việc như khắc phục lỗi máy móc, sửa chữa lỗi hệ thống mạng, hệ thống bảo mật, tường lửa của công ty… Vì vậy, đối với công ty nhỏ bạn buộc phải có kiến thức rộng để xử lý nhiều công việc vì những nơi này sẽ có ít nhân lực hơn.

Môi trường và mức lương hấp dẫn: Mức lương dao động khoảng 10-15 triệu đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực, chức vụ, kinh nghiệm trong ngành. Mức lương cao giúp người trong ngành có tinh thần cố gắng và chí cầu tiến để đạt được mức lương mong muốn.

Cơ hội việc làm cao: Vì ngày càng nhiều các doanh nghiệp, công ty chú trọng đến bảo mật thông tin mạng. Bạn chỉ cần tập trung vào nâng cao kiến thức và kỹ năng thì cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề luôn mở rộng.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Mạng Máy Tính
Mức lương hấp dẫn và tăng theo năng lực

Mức độ lương khởi điểm của một sinh viên ngành quản trị mạng máy tính dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Đối với vị trí về quản trị hệ thống, giám sát bảo mật an ninh mạng, mức lượng dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Đối với công việc thi công hệ thống mạng, mức lương sẽ từ 5-8 triệu đồng/tháng.

Ở các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc IT, mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng. Ở các công ty nước ngoài thì thu nhập còn tăng hơn.
Vì ngành quản trị mạng máy tính rất rộng và nhiều lĩnh vực công việc khác nhau như bảo mật, thiết kế mạng, quản lý mạng, sửa chữa máy chủ,… nên mức lương sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Nếu bạn có kinh nghiệm thì mức lương sẽ còn cao hơn.

Các cơ sở giáo dục uy tín có đào tạo ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Nên chọn học ngành Quản Trị Mạng Máy Tính ở đâu ?
Trường đại học FPT

Ngành quản trị máy tính là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, bạn cần phải có người thầy hướng dẫn những lộ trình đầy đủ từ căn bản đến nâng cao. Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm và giáo dục từ xa đều đào tạo về ngành này.
Sinh viên tốt nghiệp ngành sẽ được đào tạo các kỹ năng về làm việc nhóm, giao tiếp, lập kế hoạch, nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng công nghệ để áp dụng vào thực tế của đời sống và xã hội.
Một số trường tiêu biểu trong ngành quản trị mạng máy tính như:

  • Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Công nghệ Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ Thông tin
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Trường Đại học FPT

Qua bài viết trên, chúng tôi rất vui đã giúp bạn cung cấp thông tin quan trọng cần thiết về ngành quản trị mạng máy tính. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về ngành nghề. Chúng tôi luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu và luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường tri thức.

Chat Ngay Zalo
0777.094.013