Ngành công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, có sự thu hút cao bởi các bạn trẻ đam mê khám phá và tò mò. Ngành này đòi hỏi cao về chuyên môn kỹ năng lẫn kiến thức.
Giới thiệu về ngành Công Nghệ Sinh Học
Ngành công nghệ sinh học (Biotechnology) là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, dựa trên các nền tảng khoa học để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất – đời sống. Ngành này khai thác các hoạt động của tế bào thực vật và động vật, vi sinh vật bằng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Nhằm phục vụ trong công tác sản xuất các sản phẩm sinh học ở quy mô công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngành công nghệ sinh học không chỉ là ngành công nghệ đơn thuần mà còn bao gồm nhiều ngành công nghệ hiện đại. Là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội việc làm nghiên cứu liên môn, đa ngành, góp phần cải tiến các lĩnh vực sau:
- Nông – Lâm – Ngư nghiệp: Chế biến thức ăn trong chăn nuôi, lai giống cây trồng mới, tạo phân bón cơ vi sinh vật, phân bón hữu cơ, nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp tự động,…
- Công nghệ thực phẩm: Kiểm soát đảm bảo chất lượng quy trình bảo quản thực phẩm, thử nghiệm các mẫu vi sinh vật cho đường tiêu hóa, sản xuất phụ gia, nghiên cứu công nghệ lên men tự nhiên, tạo ra các chủng vi sinh vật mới,…
- Y dược: Nghiên cứu sản xuất vaccine, kháng sinh, thuốc điều trị, nghiên cứu các kỹ thuật trong phòng phẫu thuật, kỹ thuật tạo mô, y học tái tạo, công nghệ giải trình gen, cảm biến sinh học, chip sinh học, công nghệ thần kinh, tế bào gốc,…
- Môi trường: Sản xuất chế phẩm, sản phẩm thân thiện với môi trường, cải tạo và phục hồi hệ sinh thái đất và nước, xử lý chất thải, khí thải, lưu giữ bảo tồn các tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn gen quý hiếm.
- Vật liệu: Nghiên cứu vật liệu mới từ vi sinh vật và chất thải nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt trong năm dịch bệnh COVID vừa qua, ngành Công nghệ sinh học đã khẳng định được vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu, sản xuất đặc trị COVID-19, các kit xét nghiệm, thiết bị y tế,…
Các khối thi tuyển sinh ngành Công Nghệ Sinh Học
Vì đặc thù là ngành thiên về khoa học, nên các khối thi để lựa chọn theo ngành Công Nghệ Sinh Học hầu hết đếu là khối A B.
- Khối A00: Toán – Lý – Hóa học
- Khối B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- Khối B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- Khối D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
- Khối A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
Các chuyên ngành của ngành Công Nghệ Sinh Học
Công nghệ sinh học năng lượng
Ngành công nghệ sinh học ứng dụng trong tái tạo năng lượng từ tự nhiên với nhiệm vụ: Nghiên cứu và sản xuất ra nguồn nhiên liệu bằng nguồn nguyên liệu thiên nhiên có khả năng tái sinh.
Hóa học
Con người đã biết ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình điều chế hóa chất để tạo ra sản phẩm mong muốn nhưng phải phù hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp
Ngành Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng đối với cải thiện giống cây trồng. Ứng dụng nghiên cứu xây dựng nhiều kỹ thuật canh tác, nghiên cứu quá trình phát triển của từng giống cây. Công nghệ sinh học cũng áp dụng trong chăn nuôi với nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật chuyển phôi, phối giống, tạo chế thuốc đặc trị bệnh tật cho vật nuôi.
Y học
Áp dụng công nghệ trong sản xuất thuốc và chẩn đoán bệnh, nghiên cứu và giải mã các trình tự gen từ đó sản xuất ra vắc xin, kháng thể, kháng sinh, protein có hoạt tính sinh học. Áp dụng công nghệ trong phẫu thuật, chữa bệnh cho con người.
Ai phù hợp theo học ngành công nghệ sinh học ?
Nếu bạn là người đam mê các công việc trong nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ trong Công nghệ sinh học. Ví dụ như tìm hiểu các nguồn gốc lây nhiễm bệnh, ứng dụng tế bào gốc trong điều kiện trồng cây cối, nghiên cứu sản xuất thuốc,… thì chắc hẳn ngành công nghệ sinh học rất phù hợp với bạn.
Hoặc nếu bạn mong muốn công việc có liên quan đến các phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị. Thì công việc kỹ thuật viên sẽ giúp bạn thỏa sức đam mê lựa chọn công việc từ quản lý chất lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm, y dược,… cho đến xét nghiệm trong các phòng khám, bệnh viện.
Còn nếu bạn đam mê trong lĩnh vực kinh doanh, thì ngành công nghệ sinh học cũng tạo cơ hội cho bạn trong kinh doanh các sản phẩm, thiết bị y tế, công cụ phục vụ trong ngành nghiên cứu,… Do đó, nhu cầu nhân viên kinh doanh, tư vấn, marketing giúp bạn có thêm những kiến thức trong lĩnh vực này.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công Nghệ Sinh Học sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm dành cho Cử nhân ngành công nghệ sinh học rất đa dạng. Ngành này rất linh hoạt giữa các nhóm ngành khác nhau, bạn có thể làm về:
- Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm hay chế phẩm sinh học: Là vị trí nhân sự gắn liền về vòng đời sản phẩm. Đây là vị trí yêu cầu cần sự đề xuất, lên ý tưởng, giám sát trong quá trình sản xuất sản phẩm sinh học.
- Chuyên viên sinh học trong phòng thí nghiệm: Là công việc thu thập các mẫu, tiến hành thí nghiệm, sử dụng máy móc phân tích và nghiên cứu các mẫu vật phẩm.
Điều chế hóa mỹ phẩm: Nghiên cứu các sản phẩm có cơ chế hoạt động trên da nhằm chăm sóc da, làm sạch và tái tạo làn da. - Chuyên viên nghiên cứu phân bón và thức ăn trong chăn nuôi: Nghiên cứu các sản phẩm giúp kích thích sự phát triển của cây trồng, ngoài ra nghiên cứu về các sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi
- Chuyên viên quản lý chất lượng: Công việc quản lý về quy trình, giám sát vận hành trong nghiên cứu sinh học để đảm bảo chất lượng về sản phẩm
- Dược sĩ: Là những người thầy thuốc có nhiệm vụ theo dõi việc điều trị bằng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, giải thích các đơn thuốc của y sĩ và bác sĩ
Ngoài ra, khi bạn có được kiến thức về ngành công nghệ sinh học bạn có thể làm thêm công việc mang tính liên ngành như
- Truyền thông – Marketing: Tạo ra độ nhận diện về các sản phẩm thương hiệu trong các lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, công nghiệp,.. cho nông dân, người dân biết đến và sử dụng trong từng mục đích khác nhau.
- Phát triển thương hiệu trong lĩnh vực sinh học: Nâng cao chất lượng thương hiệu sản xuất trong nước và ngoài nước.
- Giáo viên dạy môn sinh học: Lựa chọn cho các bạn muốn theo môi trường sư phạm mà không yêu cầu nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu
- Giảng viên: Phổ cập kiến thức về ngành công nghệ sinh học cho sinh viên, học viên. Đem kiến thức của bản thân để giúp tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nhân viên kinh doanh, tư vấn: Có các kiến thức về ngành để tư vấn sản phẩm sinh học cho người tiêu dùng, khách hàng.
- Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư: Các công ty về nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiết bị công nghệ đã và đang tập trung vào mảng R&D và dịch vụ bán hàng. Các nhân viên có sự am hiểu về công nghệ thiết bị cung cấp và kỹ thuật tốt đảm nhận được dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.
Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Đối với các bạn vừa tốt nghiệp Cử nhân và chưa có kinh nghiệm trong ngành khi làm việc tại các bệnh viện, viện nghiên cứu,… Mức lương khởi điểm cho các bạn từ 7 – 9 triệu đồng/tháng.
Đối với các bạn đã ra trường và có kinh nghiệm làm từ 2 năm trở lên, có thêm các bằng cấp học thạc sĩ, tiến sĩ. Mức lương sẽ tùy theo năng lực của bạn hiện tại, thông thường sẽ từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Nên chọn học ngành công nghệ sinh học ở đâu ?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đào tạongành Công nghệ sinh học nổi tiếng. Không thể không nói đến trường như:
- Đại học Quốc tế – ĐHQG HCM (IU)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Bách Khoa
- Đại học Văn Lang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
- Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HCM,…
Hy vọng bài viết về ngành công nghệ sinh học của Bao Đi Học đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của ngành. Chúng tôi luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu, luôn muốn đem kiến thức đến với các bạn trẻ. Mong rằng bạn đã có cho mình được những quyết định chọn ngành trong tương lai.