Ngành Quản Trị Kinh Doanh Ra Trường Làm Gì? Học ở đâu?

Ngành quản trị kinh doanh luôn thuộc top trong các ngành học được nhiều người đăng ký theo học. Nhiều bạn theo học theo xu hướng, hay nghe phong phanh về ưu điểm của ngành học. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về ngành học này hay chưa?

Hãy cùng Bao Đi Học tìm hiểu ngay những thông tin cần thiết về đại học từ xa ngành quản trị kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé !

Giới thiệu về ngành Quản Trị Kinh Doanh

Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Tất tần tật thông tin về ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là quá trình thực hiện các hành động quản lý để phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh thông qua quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Trên thực tế, mỗi bộ phận trong một doanh nghiệp đều được chia ra thành các ngành học riêng biệt, vậy tại sao lại học hết tất cả trong cùng một ngành duy nhất? Câu trả lời đó là ngành quản trị kinh doanh sẽ mang lại cho bạn cái nhìn toàn diện về sự vận hành của một doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân quản trị kinh doanh, nếu bạn muốn thì có thể đăng kí học chuyên sâu từng bộ phận ở hệ Thạc sĩ.

Các khối thi xét tuyển ngành Quản Trị Kinh Doanh

Các khối thi xét tuyển ngành Quản Trị Kinh Doanh
Khối thi đa dạng, nhiều lựa chọn

Về khối thi xét tuyển thì mỗi trường sẽ có phương thức cũng như nhóm môn thi xét tuyển khác nhau. Đa phần các trường sẽ lựa chọn các khối như:

  • Khối A0: Toán, Hóa học
  • Khối A1: Tiếng anh, Toán, Vật lí
  • Khối D1: Tiếng anh, Ngữ văn, Toán
  • Khối D7: Hóa học, Tiếng anh, Toán.

Các môn học trong ngành Quản Trị Kinh Doanh

Các môn học trong ngành Quản Trị Kinh Doanh
Gồm 2 chuyên ngành chính là quản trị và kinh doanh

Quản Trị Kinh Doanh được chia làm 2 chuyên ngành chính là quản trị và kinh doanh. Trong suốt 4 năm học bạn sẽ được đào tạo về các học phần của 2 chuyên ngành này. Khối lượng kiến thức sẽ xoay quanh lĩnh vực kinh tế của đa dạng các ngành nghền như kế toán, luật, marketing, nhân sự, tài chính,…

Khi theo học ngành này bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế, đặc biệt là năng lực quản trị từ cơ bản đến chuyen sâu như:

Các môn giáo dục đại cương

Giáo dục quốc phòng – An ninh 1TT. Tin học căn bản (*)
Giáo dục quốc phòng – An ninh 2Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
Giáo dục quốc phòng – An ninh 3Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
Giáo dục thể chất 1+2+3Tư tưởng Hồ Chí Minh
Anh văn căn bản 1Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Anh văn căn bản 2Xác suất thống kê
Anh văn căn bản 3Pháp luật đại cương
Anh văn tăng cường 1Toán kinh tế 1
Anh văn tăng cường 2Kỹ năng giao tiếp
Anh văn tăng cường 3Logic học đại cương
Pháp văn căn bản 1Xã hội học đại cương
Pháp văn căn bản 2Cơ sở văn hóa Việt Nam
Pháp văn căn bản 3Tiếng Việt thực hành
Tin học căn bảnVăn bản và lưu trữ học đại cương

Các môn học cơ sở ngành

Kinh tế vi mô 1Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề
Kinh tế vĩ mô 1Kế toán quản trị 1
Nguyên lý thống kê kinh tếKinh tế lượng
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanhPhân tích định tính trong kinh doanh
Luật kinh tếKinh tế quốc tế
Quản trị họcKế toán tài chính 1
Marketing căn bảnỨng dụng toán trong kinh doanh
Nguyên lý kế toánQuản trị văn phòng
Tài chính – Tiền tệQuản trị sự thay đổi

Các môn học chuyên ngành

Quy hoạch tuyến tínhTâm lý quản lý
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệpThương mại điện tử
Mô phỏng tình huống trong kinh doanhQuản trị quan hệ khách hàng
Anh văn thương mại 1Kiểm toán hoạt động
Quản trị tài chínhNghiên cứu Marketing
Quản trị sản xuấtKinh doanh quốc tế
Quản trị dự ánThị trường chứng khoán
Quản trị chất lượng sản phẩmThuế
Quản trị MarketingNghiệp vụ ngoại thương
Chuyên đề Quản trị kinh doanhQuản trị thương hiệu
Kiến tập ngành Quản trị kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Quản trị nguồn nhân lựcKhởi sự doanh nghiệp
Quản trị chiến lượcLuận văn tốt nghiệp – QTKD
Hành vi tổ chứcTiểu luận tốt nghiệp – QTKD
Quản lý kỹ thuật và công nghệDự báo kinh tế
Quản trị chuỗi cung ứngQuản trị rủi ro kinh doanh
Hệ thống kiểm soát nội bộQuản trị liên văn hóa
Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệpSeminar Quản trị kinh doanh

Bên cạnh đó người học cũng được đào tạo về khả năng tư duy hệ thống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị và điều hành doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm.

Những yếu tố cần thiết cho ngành Quản Trị Kinh Doanh

Những yếu tố cần thiết cho ngành Quản Trị Kinh Doanh
Khả năng làm việc nhóm rất quan trọng
  • Yêu thích kinh doanh:

Việc bạn có niềm yêu thích với kinh doanh sẽ quyết định phần lớn bạn có phù hợp với ngành này hay không. Định nghĩa về một người yêu thích kinh doanh là họ không ngại khó khăn, gian khổ để lấy hàng, giao hàng và bán ra được sản phẩm.

Không ngại ngùng khi quảng bá sản phẩm của mình đến với công chúng. Không tiếc công sức khi phải dành nhiều thời gian để tư vấn cho khác hàng. Luôn siêng năng theo dõi sự biến động của thị trường. Bạn cần có đủ đam mê với mọi công đoạn trong việc bán hàng thì Quản Trị Kinh Doanh sẽ là ngành học mang lại nhiều cơ hội phát triển cho bạn.

  • Không né tránh những con số:

Khi theo học ngành Quản Trị Kinh Doanh bạn phải thường xuyên theo dõi báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi của việc kinh doanh của bạn và thị trường. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể thích ứng tốt khi gặp những con số nếu bạn không đủ đam mê và hiểu được giá trị của các số liệu thì sẽ thấy nó rất khô khan.

Trong trường này bạn nên cân nhắc lại việc lựa chọn ngành học này. Một trong những dấu hiệu để nhận biết được liệu bạn có hợp với các con số hay không thì nó sẽ tỷ lệ thuận với mức độ yêu thích các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa. Nếu bạn thấy bạn thật sự thích các môn học đó thì ngành Quản Trị Kinh Doanh là dành cho bạn.

  • Có khả năng làm việc nhóm:

Một doanh nghiệp vững mạnh cần có một bộ máy với những con người cùng đồng lòng và hợp sức làm việc. Ngay cả khi bạn không đóng vai trò lãnh đạo thì tinh thần tập thể để cùng nhau phối hợp làm việc thì công ty mới thành công. Nếu bạn thích cách làm việc độc lập thì kinh doanh không phải ngành hợp lý tưởng dành cho bạn.

  • Sự năng động:

Kinh doanh là lĩnh vực đòi hỏi sự năng động, linh hoạt và tháo vát và để bán được sản phẩm không phải chuyện đơn giản. Nếu bạn thấy mình là người có thể linh hoạt trong việc lên kế hoạch, tìm kiếm giải pháp thực hiện công việc thì kinh doanh là môi trường để bạn khám phá sâu hơn vào bản thân đấy.

  • Có cái nhìn thực tế và tư duy nhạy bén:

Thị trường kinh doanh không ngừng chuyển biến mỗi giây mỗi phút. Thế nên bạn cần phải linh hoạt thích nghi để đáp ứng nguồn cầu nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn sẽ không bám trụ được lâu nếu bạn đặt mục tiêu quá xa vời khi mới bước vào ngành. Khi đã gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh bạn phải dùng cái đầu lạnh để phân tích tình huống nhằm hạn chế rủi ro thất bại nhất có thể.

  • Giao tiếp tốt:

Kinh doanh là việc trao đổi giữa người mua – người bán và giữa người bán với nhau. Ngoài ra, để vận hành một doanh nghiệp bạn cần tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người. Vì thế việc giỏi tương tác với mọi người xung quanh sẽ là thế mạnh dành cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn làm trong lĩnh vực này thì phải gạt bỏ sự rụt rè và chủ động cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản Trị Kinh Doanhsau tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh sau tốt nghiệp
Đa dạng ngành nghề – vị trí trong các doanh nghiệp

Sinh viên sau khi được nhận bằng Cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh sẽ sở hữu cho mình khối lượng kiến thức về kinh tế, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Những năng lực này có thể giúp bạn trở thành CEO quản trị, giám đốc nhân sự, giám đốc điều hành doanh nghiệp, giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng, chuyên gia đàm há thương mại, chuyên gia xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh hoặc tự khởi nghiệp, thành lập công ty riêng của bản thân. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể đảm nhiệm các công việc có mức thu nhập cao như:

  • Chuyên viên tại phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng hỗ trợ giao dịch khách hàng.
  • Giám đốc tài chính, điều hành tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
  • Khởi nghiệp với doanh nghiệp của cá nhân.
  • Trở thành giảng viên, nghiên cứu viên về quản tị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh
Mức lương dựa trên năng lực

Trong những năm gần đây, ngành Quản Trị Kinh Doanh có nhu cầu nhân lực thuộc top cao trong các lĩnh vực. Vì ngành học có thể áp dụng làm nhiều công việc, rất rộng với mưc thu nhập cũng vô cùng đa dạng.

Thu nhập của một người làm về chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh không chỉ dựa vào lương cố định mà còn có các khoản từ thưởng doanh số, thưởng KPIs, lời nhuận,… Tính đến cuối năm 2022, mức thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh nhận được rơi vào khoảng từ 9 đến 15 triệu đồng.

Tùy thuộc vào tính chất công việc, trình độ và năng lực của từng người mà có mức thu nhập khác nhau.

Nên chọn học ngành Quản Trị Kinh Doanh ở đâu ?

Ngành Quản Trị Kinh Doanh là ngành học phổ biến, có số lượng sinh viên đăng ký theo học thuộc top dẫn đầu trong các ngành học. Vì thế có rất nhiều trường đào tạo ngành học này.

Để lựa chọn được cơ sở học tập uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, đặc biệt là phù hợp với điều kiện học tập của bản thân, Bao Đi Học sẽ gợp ý cho bạn một số trường nổi tiếng có ngành Quản Trị Kinh Doanh:

Khu vực phía Bắc

Nên chọn học ngành Quản Trị Kinh Doanh ở đâu ?
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
  1. Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
  2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  3. Học viện Ngân hàng
  4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  5. Học viện Tài chính
  6. Đại học Công đoàn
  7. Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  8. Đại học Công nghiệp Hà Nội
  9. Đại học Công nghiệp Việt Hung
  10. Đại học Điện lực
  11. Đại học Giao thông vận tải
  12. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  13. Đại học Kinh tế Quốc dân
  14. Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
  15. Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
  16. Đại học Lâm nghiệp
  17. Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
  18. Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
  19. Đại học Thủy lợi
  20. Đại học Thương mại
  21. Viện Đại học Mở Hà Nội
  22. Đại học Đông Đô
  23. Đại học Phương Đông
  24. Đại học Thăng Long
  25. Đại học Đại Nam
  26. Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)
  27. Đại học Hòa Bình
  28. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  29. Đại học Nguyễn Trãi
  30. Đại học Quốc tế Bắc Hà
  31. Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  32. Đại học Thành Tây
  33. Đại học Thành Đô
  34. Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

Khu vực phía Nam

Nên chọn học ngành Quản Trị Kinh Doanh ở đâu ?
Học viện Ngân Hàng
  1. Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
  2. Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
  4. Học viện Hàng không Việt Nam
  5. Đại học Công nghiệp TP.HCM
  6. Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  7. Đại học Kinh tế TP.HCM
  8. Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
  9. Đại học Luật TP.HCM
  10. Đại học Mở TP.HCM
  11. Đại học Ngân hàng TP.HCM
  12. Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
  13. Đại học Nông Lâm TP.HCM
  14. Đại học Sài Gòn
  15. Đại học Tài chính – Marketing
  16. Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  17. Đại học Tôn Đức Thắng
  18. Đại học Công nghệ Sài Gòn
  19. Đại học Công nghệ TP.HCM
  20. Đại học Hoa Sen
  21. Đại học Hùng Vương
  22. Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  23. Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  24. Đại học Nguyễn Tất Thành
  25. Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  26. Đại học Quốc tế Sài Gòn
  27. Đại học Văn Hiến
  28. Đại học Văn Lang

Trên đây là danh sách các trường đại học đào tạo chính quy ngành Quản Trị Kinh Doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện về thời gian, tài chính để theo học tập trung tại một trường đại học. Vì thế, phương thức đào tạo từ xa ngành Quản Trị Kinh Doanhtại Trung tâm đào tạo từ xa Bao Đi Học sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp dành cho bạn.

Đây là phương thức học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận có thể mang lại chất lượng ngang bằng với hệ đào tạo chính quy thông thường. Sau khi tốt nghiệp người học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp có giá trị sử dụng tương đương với hệ đào tạo chính quy. Bạn chỉ cần có cho mình một chiếc laptop là đã có thể học tập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Bạn vừa có thể sở hữu tấm bằng đại học chính quy trong tay vừa không lo gián đoạn công việc và cuộc sống riêng của bạn.

Trên đây là những thông tin cần thiết về ngành Quản Trị Kinh Doanh. Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như xác định được ngành học cho chính mình.Với tiện lợi vượt bậc của phương thức đào tạo từ xa, Bao Đi Học mong rằng có thể đồng hành cùng bạn trên con đường học vấn sắp tới.