Ngành An Ninh Mạng Có Gì? Tốt Nghiệp Xong Làm Gì?

Song song với sự phát triển vượt bậc của Internet và kỹ thuật, thế giới càng phụ thuộc vào công nghệ hơn. Dữ liệu thông tin được trao đổi rộng đến phạm vi toàn cầu nên những rủi ro tiềm ẩn về bảo mật thông tin là vấn đề cấp thiết. Chính vì lẽ đó, nhu cầu nhân lực về ngành An Ninh Mạng cũng ngày càng lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Vậy hãy theo chân Bao Đi Học cùng khám phá xem đại học từ xa ngành An Ninh Mạng có phù hợp với bạn không nhé!

Giới thiệu về ngành An Ninh Mạng

Ngành An Ninh Mạng là gì?

Giới thiệu về ngành an ninh mạng
Ngành An Ninh Mạng là gì?

Ngành An Ninh Mạng là ngành chuyên bảo vệ máy tính, hệ thống điện tử, thiết bị điện tử, máy chủ, các mạng thông tin và dữ liệu khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. An Ninh Mạng tên tiếng Anh là Cyber security còn được gọi là an toàn thông tin điện tử hoặc bảo mật công nghệ thông tin.

Nhiệm vụ của ngành An Ninh Mạng là phòng chống, phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với các cuộc tấn công nguy hiểm. Để có thể bảo vệ được các hệ điều hành và hệ thống mạng, các chuyên gia lĩnh vực An Ninh Mạng cần phải tạo ra các rào cản chắc chắn để có thể ngăn chặn không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.

Các nhóm ngành trong ngành An Ninh Mạng

Các nhóm ngành trong ngành An Ninh Mạng
Có nhiều ngành nghề trong ngành An Ninh Mạng

Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì ngành An Ninh Mạngcó thể được chia thành một số loại phổ biến:

  • Bảo mật mạng: Hoạt động bảo vệ mạng máy tính khỏi những tác nhân xâm nhập, bao gồm những phần mềm độc hại hay chủ thể tấn công có chủ đích.
  • Bảo mật ứng dụng: Ngăn không cho phần mềm và thiết bị bị tấn công. Một khi ứng dụng bị xâm phạm sẽ báo đến hệ thống được thiết kế để bảo vệ hoặc khóa quyền truy cập vào dữ liệu.
  • Bảo mật thông tin: Bảo vệ quyền riêng tư và tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình lưu giữ và chuyển tiếp.
  • Bảo mật vận hành: Các quy trình bảo vệ và xử lý tài sản dữ liệu, bao gồm các quyền khi truy cập mạng của người dùng, quy trình xác định vị trí dữ liệu được lưu trữ hoặc chuyển tiếp, chia sẻ.
  • Phục hồi sự cố: Xác định cách ứng phó với sự cố an ninh mạng hoặc bất kỳ sự kiện tấn công nguy hiểm gây ra mất hoặc rò rỉ dữ liệu.
  • Giáo dục người dùng: Nếu không tuân thủ các phương pháp bảo mật tốt bất kỳ ai cũng có thể vô tình đưa virus vào một hệ thống an toàn. Hướng dẫn xóa các tệp đính kèm email đáng ngờ, không cắm ổ USB không xác định và nhiều bài học liên quan đến bảo mật công nghệ thông tin, dữ liệu.

Các môn học trong ngành An Ninh Mạng

Các môn học trong ngành An Ninh Mạng
Môn lập trình

Danh sách dưới đây là các môn học tiêu biểu trong ngành An Ninh Mạng

  • Phân tích dữ liệu
  • Lập trình máy tính đại cương
  • Điện toán đám mây
  • Rủi ro trên không gian mạng
  • Phòng thủ trên không gian mạng
  • Nguyên tắc thiết kế bảo mật
  • Nguyên tắc bảo đảm thông tin
  • Mật mã học đại cương
  • Hệ thống công nghệ thông tin
  • Mạng lưới thông tin
  • Quản trị hệ thống
  • Chính sách, Pháp lý và Đạo đức

Những yếu tố cần thiết để theo học ngành An Ninh Mạng?

Những yếu tố cần thiết để theo học ngành an ninh mạng ?
Tính tĩ mĩ và tinh thần học hỏi cao là rất quan trọng

Người học ngành An Ninh Mạng cần phải nắm vững kiến ​​thức toàn diện từ phần cứng đến phần mềm của máy tính và hệ thống mạng của các trang thiết bị. Vì vậy, bạn cần có những tố chất thế nào để theo đuổi ngành này, Bao Đi Học sẽ bật mí cho bạn nhé!

  •  Tính tỉ mỉ

Người làm việc trong ngành An Ninh Mạng sẽ phải thực hiện các công việc như phát hiện và sửa lỗi trên mạng hệ thống, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, kiểm tra đồng thời giám sát hệ thống để phát hiện những xâm nhập trái phép từ bên ngoài. Chính vì vậy, họ không chỉ “biết tuốt”, mà cần phải cực kỳ tỉ mỉ để tìm ra những sai sót dù nhỏ nhất của cả hệ thống.

  • Trí tò mò và tự học giúp bạn trở nên “xịn sò” hơn

An ninh mạng đòi hỏi sự tận tụy và nhiều cố gắng để bắt kịp những xu hướng phát triển mới nhất hay sự tấn công trái phép ngày càng tinh vi trong ngành. Một khía cạnh hay để phân biệt một chuyên viên bình thường và xuất sắc trong ngành An Ninh Mạng là trí tò mò.

Hầu hết các vị trí trong lĩnh vực An Ninh Mạng đều yêu cầu bạn phải đặt bản thân vào vị trí của tin tặc. Khi đã làm quen lối suy nghĩ này thì duy trì trí tò mò cho bản thân sẽ dễ dàng nghĩ ra được biện pháp giải quyết vấn đề.

Hãy nhớ rằng trong lĩnh vực An Ninh Mạng đảm nhận công việc thì luôn để tâm thế trong trạng thái sẵn sàng và tìm hiểu ngay lập tức dù đó chỉ là một dấu hiệu nhỏ bất ngờ xuất hiện.

  • Tinh thần hợp tác làm việc nhóm và chịu được sức ép

Tinh thần đoàn đội là cực kỳ cần thiết, bởi trong một doanh nghiệp đôi khi lỗi hệ thống đến bất ngờ và dồn dập, điều này cần có sự gắn kết giữa mọi người để giải quyết vấn đề từng bước và chịu được áp lực để sửa lỗi kịp thời.

Công việc của một người làm An Ninh Mạng rất nhiều, buộc họ phải nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, nếu họ không có tài năng thiên bẩm thì cần bù lại bằng sự đam mê, chăm chỉ và siêng năng. Bởi không có thành công nào là không phải trải qua chông gai. Hãy cứ nỗ lực hết mình và thành công sẽ đến với bạn!

  • Thật thà, cẩn thận trong công việc

Đối với người làm bảo mật mạng thông tin, bạn hẳn phải được lấy được sự tin tưởng để trao quyền truy cập đến mọi tầng thông tin của doanh nghiệp, công ty và tổ chức.

Nếu không trung thực, thật thà thì bạn khó theo đuổi được ngành An Ninh Mạng này. Bởi lẽ, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện chiêu trò trộm cắp thông tin hay rò rỉ thông tin bảo mật ra bên ngoài.

Cẩn thận cũng là một tố chất cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực An Ninh Mạng, bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ, bạn tuy chỉ làm mất dữ liệu của một vài đường truyền, nhưng nếu sai lầm lớn thì bạn có thể làm mất dữ liệu của cả toàn bộ hệ thống.

  • Giữ mình trước những sai lầm, cám dỗ

“Dữ liệu là vàng” chính là tài nguyên của xã hội phát triển của kỹ thuật số. Có kiến thức, kỹ năng về An Ninh Mạng là một chuyện, mà sử dụng chúng đúng cách, đúng chỗ lại là một chuyện khác. Song đứng trước những cơ hội vàng như vậy, lắm lúc sẽ dễ mắc phải sai lầm bắt đầu con đường trở thành tin tặc.

Vì thế, khi tìm hiểu ngành An Ninh Mạng, bạn cũng cần có định hướng đúng đắn và tránh những cám dỗ, hậu quả tiêu cực của công việc.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành An Ninh Mạng

Cơ hội nghề nghiệp của ngành an ninh mạng
Nghề kỹ sư mạng

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành An Ninh Mạng g là rất cao, vì ngành này đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng đủ yêu cầu trên thị trường. Sinh viên sẽ có các kiến ​​thức cơ bản, chuyên môn và kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm để tham gia vào các vị trí nghề nghiệp an ninh mạng như:

  • Bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng
  • Chuyên viên công nghệ thông tin
  • Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
  • Kỹ sư mạng
  • Kiểm tra xâm nhập
  • Phân tích an ninh mạng
  • Tư vấn an ninh
  • Chuyên viên quản trị hệ thống
  • Phân tích pháp y máy tính – điều tra số
  • Chuyên viên phản hồi sự cố
  • Kỹ sư bảo mật
  • Lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật
  • Kiến trúc sư bảo mật
  • Chuyên viên kiểm tra thâm nhập
  • Giám đốc thông tin an ninh
  • Quản trị viên hệ thống an ninh

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành An Ninh Mạng

Theo dữ liệu thực tế từ các trường, sinh viên chuyên ngành an ninh mạng chỉ cần ra trường chưa đến 6 tháng là sẽ tìm được công việc mơ ước, tỷ lệ có lương lên đến 90% của khoảng 10 – 15 triệu.

Cụ thể, thu nhập của sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm thì lương thực tập là 8 – 11 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và trình độ, mức lương trong ngành này có thể dao động đến 2000 USD/tháng. Đặc biệt với công việc tại các tập đoàn lớn, thu nhập lĩnh vực an ninh mạng của bạn có thể lên đến từ 30 – 50 triệu/tháng

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành an ninh mạng
Thu nhập lĩnh vực an ninh mạng

Nên chọn học ngành An Ninh Mạngg ở đâu?

Ngành An Ninh Mạng là một ngành học có kiến thức đổi mới liên tục cần được cập nhập liên tục. Vì thế, lựa chọn trường Đại học uy tín, có chất lượng đào tạo tốt sẽ giúp bạn đáp ứng được những kiến thức cần thiết và rèn luyện kỹ năng tốt hơn nhằm nâng cao trình độ của bản thân và có cơ hội tuyển dụng cao hơn. Sau đây là một số trường đại học uy tín mà Bao Đi Học đã tổng hợp:

  1. Đại học Bách khoa Hà Nội
  2. Đại học FPT
  3. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  4. Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
  5. Đại học Bách khoa TP.HCM
  6. Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  7. Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
  8. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  9. Học viện Kỹ thuật mật mã
  10. Học viện Kỹ thuật Quân sự
  11. Học viện An ninh nhân dân
  12. Đại học công nghệ (UET) – Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngoài những lựa chọn học tập truyền thống tại các trường đại học, bạn có thể chọn phương pháp đào tạo từ xa ngành An Ninh Mạng tại Bao Đi Học.

Đây là một trong những hình thức đào tạo vừa tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí, phù hợp với những người muốn thi lên công chức, viên chức hoặc đang đi làm. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được cấp bằng cử nhân có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.

Qua những thông tin mà Bao Đi Học vừa tổng hợp ở trên, chúng tôi hy vọng phần nào giúp bạn có thêm những kiến thức về ngành An Ninh Mạng.

Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và giáo trình, tài liệu, chương trình đào tạo chất lượng, Bao Đi Học tự tin sẽ là một quyết định thông minh của các ứng viên lựa chọn theo đuổi ngành An Ninh Mạng, đặc biệt là học chương trình hệ đào tạo từ xa.