Ngành Công Tác Xã Hội Là Gì? Tốt Nghiệp Xong Làm Gì?

Ngành công tác xã hội là một ngành còn khá mới mẻ so với các bạn trẻ. Lĩnh vực này hiện đang phát triển và còn đang thiếu nguồn nhân lực trong giai đoạn này.

Ngành học này thuộc khối xã hội, bản chất của ngành là giúp đỡ và quan tâm đến các vấn đề lợi ích của con người. Hãy cùng Bao Đi Học tìm hiểu thêm về ngành này nhé !
Tìm Hiểu Về Ngành Công Tác Xã Hội Là Gì ?
Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong xã hội

Giới thiệu ngành Công Tác Xã Hội

Giới thiệu ngành Công Tác Xã Hội
Ngành công tác xã hội (Social Work) là một ngành học thuật và hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay một cộng đồng. Công tác xã hội có sứ mạng lớn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc những hoàn cảnh không may mắn, hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ vượt qua khó khăn và hòa nhập với xã hội.

Ngành này giúp giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn trong các mối quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng các yêu cầu của cuộc sống. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội.

Các nhân viên xã hội (Social Workers) là những người được đào tạo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, vai trò của họ rất quan trọng trong việc góp phần các hoạt động tích cực cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng.

Hoạt động công tác xã hội hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu cần sự giúp đỡ đều có mặt của các tổ chức xã hội. Các nước thường thấy sự xuất hiện của họ nhiều nhất là đất nước nghèo như Châu Phi, các vùng xảy ra chiến tranh, động đất thiên tai, sóng thần như Nhật Bản,…

Các khối thi ngành Công Tác Xã hội

Các khối thi ngành Công Tác Xã hội
Đa dạng lựa chọn khối thi

Ngành Công tác xã hội là một ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực xã hội, nghiên cứu về các vấn đề xã hội và quản lý các hoạt động xã hội. Các khối thi xét tuyển vào ngành Công tác xã hội thường là khối A hoặc khối D. Tuy nhiên, hiện nay các trường đang mở thêm các khối thi C để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn thí sinh.

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Tiếng Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)

Những ai phù hợp theo học ngành Công Tác Xã Hội

Những ai phù hợp theo học ngành Công Tác Xã Hội
Biết lắng nghe và khả năng thuyết phục là yếu tố quan trọng

Ngành công tác xã hội là ngành tiếp xúc và làm việc trực tiếp với con người. Là một ngành đóng vai trò kết nối yêu thương giữa cộng đồng.  Đôi khi nếu bạn thiếu những phẩm chất hay kỹ năng nào đó, sẽ gây cản trở trong việc giao tiếp với con người. Một số tố chất cơ bản cần có trong ngành công tác xã hội:

  • Biết lắng nghe: Khả năng lắng nghe và đặt câu hỏi thích hợp giúp bạn khai thác được tâm lý của người cần tư vấn. Việc lưu giữ thông tin này giúp cho bạn đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
  • Biết đồng cảm: Đây là đức tính không thể thiếu của người làm công tác xã hội. Đồng cảm chính là một quá trình hoạt động của trí tuệ và tình cảm, giúp cho người làm công tác hiểu và thông cảm với những hoàn cảnh khó khăn một cách dễ dàng hơn.
  • Khả năng thuyết phục: Để thay đổi được hành vi, thói quen và nhận thức sai của một người. Bạn phải có khả năng thuyết phục để cải thiện cuộc sống và thay đổi thói quen xấu của họ.
  • Tổ chức và sắp xếp thời gian: Việc sắp xếp hợp lý thời gian sẽ giúp người làm nghề công tác xã hội tối ưu được quỹ thời gian và khối lượng công việc. Từ đó đạt được kết quả cao trong công việc.
  • Năng động, tự tin: Ngành này thường tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho nhiều đối tượng. Năng động và tự tin giúp bạn khuấy đảo không khí, góp vui trong các hoạt động vui chơi cho trẻ em, người lớn, thanh niên.
  • Có đam mê với nghề: Động cơ để phát triển với nghề giúp họ không ngại khó, ngại khổ, luôn tự giác tìm tòi và mở rộng kiến thức. Khi có đam mê, họ thường tự giác và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, làm việc có nguyên tắc, chuẩn mực và công bằng với mọi người.

Các quy tắc đạo đức quốc tế trong ngành Công Tác Xã Hội

Các quy tắc đạo đức quốc tế trong ngành Công Tác Xã Hội
Có 3 tiêu chuẩn chính mà bất cứ ai làm torng ngành Công Tác Xã Hội phải tuân theo

Theo IFSW năm 1976 có nêu ra các quy tắc đạo đức quốc tế dành cho hệ thống nghề nghiệp công tác xã hội như sau:
Tiêu chuẩn về quy tắc đạo đức: Các nhân viên công tác xã hội cần đảm bảo phẩm chất, đạo đức, năng lực và trách nhiệm với công việc. Luôn tự ý thức và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn trên 3 phương diện: Kỹ năng, thái độ và kiến thức.

Tiêu chuẩn ứng xử với thân chủ: Ưu tiên các quyền lợi của thân chủ lên hàng đầu, luôn lắng nghe vấn đề và đưa ra các giải pháp giải quyết, đảm bảo bí mật thông tin cá nhân và sự riêng tư của họ.
Tiêu chuẩn đối với đồng nghiệp: Bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm trong công việc và không để việc cá nhân ảnh hưởng đến đồng nghiệp và công ty.
Tiêu chuẩn đối với xã hội: Thể hiện được giá trị xã hội, giá trị nghề nghiệp, giá trị của tổ chức, giá trị thân chủ và giá trị của bản thân. Phải thể hiện hài hòa giữa các giá trị trên để cân bằng và tạo giá trị riêng.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công Tác Xã Hội sau tốt nghiệp

Cơ hội nghe nghiệp của ngành Công Tác Xã Hội sau tốt nghiệp
làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội có thể công tác tại các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể từ cấp địa phương tới trung ương. Mỗi địa điểm sẽ có các vị trí khác nhau:

  • Làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước: Trong vai trò người hỗ trợ tham mưu cho tổ chức, giúp kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa  doanh nghiệp với xã hội. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, giải đáp các thắc mắc của nhân viên với doanh nghiệp
  • Thực hành công tác xã hội trong trường học: Là người hỗ trợ nhà trường trong quản lý, xây dựng chính sách, hạn chế và phát huy điểm mạnh của nhà trường. Kết nối tổ chức xã hội với nhà trường, trợ giúp các giáo viên và học sinh những khó khăn trong quá trình dạy và học. Chăm lo đến đời sống sức khỏe tinh thần của toàn cán bộ và học sinh.
  • Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện: Tham gia các hoạt động hỗ trợ và chăm sóc cho bệnh nhân trong hoàn cảnh khó khăn khó tiếp cận đến các dịch vụ y tế. Phụ trách và hỗ trợ các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn và giới thiệu các gói hỗ trợ của nhà nước,…
  • Làm việc với cộng đồng nông thôn và thành thị: Làm các công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. Giúp đẩy lùi tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, bảo trợ trẻ em mồ côi, người già neo đơn,…. hướng tới một cộng đồng lành mạnh tích cực và phát triển bền vững.
  • Làm việc trong tổ chức phi chính phủ: Phát triển các dự án phi lợi nhuận, các trung tâm cơ sở nghiên cứu và đào tạo ngành công tác xã hội.
  • Tham gia nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục: Bạn cũng có thể tham gia giảng dạy và đào tạo các nhân lực trẻ. Hoặc tham gia nghiên cứu về ngành công tác xã hộitại các diễn đàn, viện nghiên cứu,….

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công Tác Xã Hội

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Thu nhập ổn định

Khác với suy nghĩ của nhiều người khi nghĩ về mức lương dành cho khối ngành xã hội. Đa phần sẽ nhận định rằng mức lương không cao và cơ hội để tăng thu nhập là không nhiều. Nhưng thực tế, cơ hội việc làm dành cho công tác xã hội ngày càng nhiều vì vậy mức lương dành cho sinh viên mới ra trường khá ổn, đặc biệt trong tổ chức phi chính phủ.

Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, mức lương dao động trong khoảng 6-10 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương theo bậc quy định của nhà thước và thưởng tính theo thâm niên.
Đối với những người có kinh nghiệm, bằng cấp cao và trình độ ngoại ngữ xuất sắc, mức lương sẽ dao động trong khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.

Nên chọn học ngành Công Tác Xã Hội ở đâu?

Nên chọn học ngành Công Tác Xã Hội ở đâu?
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN

Hiện nay có rất nhiều trường và cơ sở đào tạo ngành công tác xã hội. Với nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội thì chọn những trường có bề dày kinh nghiệm và khả năng đào tạo cao trong ngành. Sinh viên cũng cần tìm hiểu kỹ về các chương trình đào tạo, học phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân nhất. Bao Đi Học gợi ý cho bạn những trường top trong ngành:

  1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN
  2. Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
  3. Học viện Phụ nữ Việt Nam
  4. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Cơ sở miền Bắc)
  5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  6. Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)
  7. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Cơ sở miền Nam)
  8. Học viện Cán bộ TP. HCM
  9. Đại Học Sư Phạm TPHCM

Bài viết trên được Bao Đi Học tổng hợp và đúc kết trong quá trình giảng dạy. Chúng tôi hy vọng sẽ được đồng hành cùng bạn trong tương lai. Nếu bạn đã sẵn sàng, đừng ngần ngại đăng ký ngành công tác xã hội của Bao Đi Học.

Chat Ngay Zalo
0777.094.013