Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Biết Về Ngành Công Nghệ Thông Tin

Ngành công nghệ thông tin không còn là một ngành xa lạ đổi với tất cả mọi người, với sự bùng nổ của kỷ nguyên số và những bước tiến đột phá của công nghệ. Ngành công nghệ thông tin đã trở thành một xu hướng mà nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi.

Để tìm hiểu kỹ càng hơn về chủ đề này, hãy cùng Bao Đi Học theo dõi bài viết sau nhé !
Tổng HợpNhững Thông Tin Cần Biết Về Ngành Công Nghệ Thông Tin
Ngành công nghệ thông tin

Giới thiệu về ngành Công Nghệ Thông Tin

Giới thiệu về ngành Công Nghệ Thông Tin
Một lĩnh vực đào tạo về việc sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để xử lý và phân phối dữ liệu thông tin, cũng như lưu trữ và trao đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau

Ngành công nghệ thông tin, được viết tắt là IT trong tiếng Anh, là một lĩnh vực đào tạo về việc sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để xử lý và phân phối dữ liệu thông tin, cũng như lưu trữ và trao đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Công nghệ thông tin là sự kết hợp giữa các phương pháp khoa học, công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tận dụng và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực của con người và xã hội. Khái niệm này đã được định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ký ngày 04/08/1993.

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực quản lý công nghệ, mở ra nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như phần mềm máy tính, ngôn ngữ lập trình, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính. Tuy nhiên, công nghệ thông tin không giới hạn trong số những quy trình và cấu trúc dữ liệu.

Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ cốt lõi để thực hiện các chiến lược kinh doanh hiệu quả: các công cụ sản xuất, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và tự động hóa quy trình kinh doanh.

Các khối thi xét tuyển ngành Công Nghệ Thông Tin

Các khối thi xét tuyển ngành Công Nghệ Thông Tin
Hầu hết khối A và D đều có thể chọn để ứng tuyển vào ngành Công Nghệ Thông Tin

Tại các trường đại học, nhu cầu tuyển sinhngành công nghệ thông tinngày càng nhiều. Nếu như bạn thực sự yêu thích và muốn theo đuổi ngành này, đầu tiên bạn cần tìm hiểu kỹ càng về các khối thi của ngành. Bạn có khá nhiều lựa chọn về khối thi:

  • Khối A

Khối như A00 ( Toán, Lý, Hoá): Đây là khối thi có nhiều học sinh lựa chọn nhất và cũng có rất nhiều trường đại học sử dụng khối này để xét tuyển thí sinh thi vàongành công nghệ thông tin. A00 cũng là lựa chọn an toàn nhất cho các bạn nếu muốn đăng ký thi vào ngành

Ngành A01 (Toán, Lý, Anh): Là một trong những khối thi ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong quá trình xét tuyển đại học. Khối ngành này xét tuyển theo nhu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển củangành công nghệ thông tin- một ngành đòi hỏi nhân sự vừa có tư duy logic vừa phải giỏi ngoại ngữ.

  • Khối D

Khối D bao gồm các khối như D01, D02, D03, D04, D05, D06. Với khối thi này hai môn học Toán, Văn vẫn được giữ nguyên còn thay thế Tiếng Anh bằng các ngoại ngữ khác như Trung, Nhật, Pháp, Nga. Đổi với các khối ngành D02, D03, D04, D05, D06 vẫn còn khá mới mẻ và ít được các trường sử dụng để tuyển sinh, chủ yếu là các trường dân lập.

Đối với những thí sinh đăng ký khối D01 (Toán, Văn, Anh), Tiếng Anh sẽ là một lợi thế giúp bạn nâng điểm tổng xét tuyển. Ngoài ra, có một số trường đại học sử dụng khối D90 (Toán, Anh, Khoa học tự nhiên) và D10 (Toán, Địa, Anh) để xét tuyển.

Các chuyên ngành của ngành Công Nghệ Thông Tin

Các chuyên ngành của ngành Công Nghệ Thông Tin
Có rất nhiều ngành nghề trong ngành Công Nghệ Thông Tin

Công nghệ thông tin có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, nhưng tại Việt Nam có 7 chuyên ngành phổ biến như sau:

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính (tên Tiếng Anh là Computer Science) là một nhánh của ngành công nghệ thông tin tập trung chú trọng đào tạo các lý thuyết về thông tin và tính toán. Sử dụng những ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính để lý giải các chương trình máy tính.

Những cơ hội việc làm của ngành khoa học máy tính:

  • Chuyên viên phân tích và thiết kế các sản phẩm thuộc CNTT
  • Giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về ngành CNTT
  • Lập trình viên trên các nền tảng Website, APP
  • Xây dựng và phát triển phần mềm, APP

Robot và trí tuệ nhân tạo (AI)

Đây được coi là một ngành mới, có nguồn lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực khoa học máy tính cung cấp kiến thức giúp cho con người lập trình cho máy tính có hành vi và trí thông minh như con người.

Các vị trí làm việc của ngành AI :

  • Kỹ sư, chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào phần mềm
  • Kiến trúc sư mảng dữ liệu
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tự hoá và robot

Hệ thống quản lý thông tin (MIS)

Là một chuyên ngành thuộc công nghệ thông tin nhưng tính chất đặc thù của ngành là được áp dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh và gắn liền với các ngành kinh tế. Vì thế, khi nhắc đến các chuyên ngành của công nghệ thông tin, người ta thường bỏ sót hệ thống quản lý thông tin. MIS là việc tổng hợp dữ liệu thông tin theo nhu cầu của doanh nghiệp, con người như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh.

Các công việc sau khi tốt nghiệp ngành hệ thống quản lý thông tin:

  • Lập trình viên cơ sở dữ liệu
  • Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, công ty, tổ chức
  • Đào tạo và kiểm định nghiệp vụ

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là ngành kết hợp giữa điện tử và công nghệ thông tin, với chức năng cơ bản là thiết kế điện tử cho các hệ thống, đồ điện tử,… Chuyên ngành này thu hút những người có niềm đam mê, yêu thích trong việc phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính. Những cơ hội việc làm sau khi ra trường:

  • Lập trình chip điện tử các các thiết bị đồ gia dụng, thiết bị điện tử, di động,…
  • Kỹ sư điện tử – mạch điện
  • Nhân viên CNTT quản lý, tổ chức phần mềm

Kỹ thuật mạng

Sự phát triển của hệ thống mạng Internet đã thúc đẩy sự phát triển của ngành kỹ thuật mạng như thiết kế mạng, dịch vụ mạng Internet, an ninh mạng, quản trị mạng. Những công việc của nhân viên kỹ thuật mạng là:

  • Kết nối đường truyền
  • Nhân viên bảo vệ an toàn, an ninh mạng
  • Đảm bảo cơ sở dữ liệu, hệ thống lưu trữ thông tin

Công nghệ phần mềm (Software Engineering)

Thực hiện các công việc lập trình phần mềm để phát triển hay bảo trì phần mềm cho chương trình, ứng dụng. Chuyên ngành công nghệ phần mềm, bạn có thể đảm nhận những công việc như sau:

  • Nhân viên công nghệ thông tin phát triển sản phẩm ở các công ty công nghệ, kỹ thuật
  • Lập trình viên thiết kế website, APP, game
  • Tự thiết kế phần mềm của riêng mình

Mạng máy tính và truyền thông tin dữ liệu

Với chuyên ngành này, người học chủ yếu nghiên cứu các cách thiết kế, các nguyên lý xây dựng mạng Internet.

Sinh viên ra trường có thể ứng tuyển vào các vị trí sau:

  • Nhân viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng của mạng
  • Chuyên viên thiết kế mạng
  • Nhân viên phát triển mạng quản trị cho tổ chức
  • Chuyên viên phát triển phần mềm và ứng dụng

Ai phù hợp theo học ngành Công Nghệ Thông Tin?

Ai phù hợp theo học ngành Công Nghệ Thông Tin
Kiên trì và làm việc nhóm là rất quan trọng

Ngành công nghệ thông tinlà một ngành học khó đòi hỏi bạn phải vừa có khả năng tư duy, vừa phải giỏi về ngoại ngữ. Hãy cùng Bao Đi Học xem xét những tố chất cần thiết để xem bạn có phù hợp với ngành không

  • Khả năng ngoại ngữ

Đây là một trong những yếu tố cần thiết mà bạn cần phải có khi theo học ngành CNTT. Bởi vì, đây là một ngành mang tính toàn cầu, thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển kỹ năng của bạn thân mình.

  • Khả năng làm việc theo nhóm

Là một ngành luôn đề cao tinh thần theo nhóm để giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc. Ngoài ra, thành thạo kỹ năng này cũng giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn và học hỏi được nhiều hơn.

  • Kiên trì và nhẫn nại

Ngành công nghệ thông tinyêu cầu bạn phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề khó khăn, hóc búa nên cần phải chịu khó và nhẫn nại để tìm ra những giải pháp công nghệ mới.

  • Ham học hỏi, trau dồi kiến thức

Là ngành có sự thay đổi nhanh, nếu bạn không thường xuyên học hỏi, cập nhập những kiến thức mới rất dễ bị thụt lùi. Vì thế bạn cần liên tục, không ngừng trau dồi những kỹ năng, kiến thức của mình để không bị bỏ lại phía sau.

  • Cẩn thận trong công việc

Đối với một ngành đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như công nghệ thông tin thì yếu tố cẩn thận, tỉ mỉ là không thể thiếu. Chỉ một lỗi sai trong dòng mã lệnh, sơ xuất trong lắp ráp chế tạo cũng có thể ảnh hưởng tới cả một chương trình hay hệ thống.

  • Niềm đam mê

Bất kể một ngành học nào nếu thiếu đi niềm đam mê thì rất dễ thấy chán nản và từ bỏ. Đối với công nghệ thông tin cũng vậy, là ngành mà bạn phải thường xuyên phải ngồi trước máy tính hàng giờ đồng hồ để viết một phần mềm, không ngần ngại khi phải thực hiện lại một dự án mà bạn đã bỏ công sức cả tháng trời.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công Nghệ Thông Tin

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Công Nghệ Thông Tin
Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghệp cao

Những cơ hội việc làm hấp dẫn cho những sinh viên tốt nghiệpngành công nghệ thông tinnhư sau:

Vị trí việc làm:

  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Bạn sẽ trực tiếp kiểm tra và đánh giá chất lượng của các sản phẩm công nghệ được tạo nên bởi các lập trình viên.
  • Lập trình viên: Là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như APP, phần mềm, hệ thống dữ liệu, thiết kế game, thiết kế web,..
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng hoặc kỹ sư phần cứng máy tính.
  • Giảng dạy và nghiên cứu về chuyênngành công nghệ thông tintại các trường đại học, cao đẳng.
  • Chuyên gia an ninh mạng, bảo mật dữ liệu.
  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án liên quan đến CNTT.

Môi trường làm việc

  • Giảng viên đại học, cao đẳng, trung tâm về các chương trình đào tạongành công nghệ thông tin.
  • Công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, bảo mật thông tin.
  • Công ty chuyên sản xuất, lắp ráp phần cứng cho máy tính, các thiết bị điện tử khác,..
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp cho công việc.
  • Các tập đoàn trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Bộ phận quản trị, IT tại các công ty về công nghệ, y tế, giáo dục, ngân hàng,…

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Mức lương khởi điểm tương đối cao

Cùng với nhu cầu tuyển dụng đông đảo cho các vị trí liên quan đếnngành công nghệ thông tin, mức lương của các sinh viên CNTT sau khi ra trường luôn năm ở mức hấp dẫn.

Những sinh viên thực tập hoặc mới ra trường sẽ có mức lương khởi điểm từ 9.000.000 – 15.000.000 VNĐ.

Nên chọn học ngành Công Nghệ Thông Tin ở đâu?

Nên chọn học ngành Công Nghệ Thông Tin ở đâu ?
Đại học FPT

Ngành công nghệ thông tinlà một ngành học đa dạng, có kiến thức đổi mới liên tục cần được cập nhập thường xuyên. Vì thế, lựa chọn trường Đại học uy tín, có chất lượng đào tạo tốt sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức để pháp triển bản thân và có cơ hội việc làm cao hơn. Sau đây là một số trường đại học uy tín mà Bao Đi Học đã tổng hợp được sau đây:

  1. Đại học FPT
  2. Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
  3. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  4. Đại học Bách khoa TP.HCM
  5. Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
  6. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  7. Đại học Bách Khoa Hà Nội
  8. Học viện Kỹ thuật Quân sự
  9. Đại học công nghệ (UET) – Đại học Quốc gia Hà Nội

Qua những thông tin mà Bao Đi Học vừa chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng phần nào giúp bạn có thêm những kiến thức về ngành công nghệ thông tin. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề,BaoĐi Học sẽ là một lựa chọn thông minh của các ứng viên lựa chọn chương trình đào tạo từ xa.

Chat Ngay Zalo
0777.094.013