Quản trị nguồn nhân lực là bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống vận hành của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ mang đến cơ hội việc làm rộng mở, ngành quản trị nguồn nhân lực còn được xem là tiền đề thăng vì các công việc đều mang tính nòng cốt, quyết định nên sự thành công của doanh nghiệp.
Giới thiệu về ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Quản trị nguồn nhân lực là ngành học liên quan đến các vấn đề quản lý nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp như tìm kiếm nhân sự tài giỏi đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề về chính sách lao động và tổ chức quản lý nguồn lực một cách hiệu quả.
Ngành quản trị nhân lực có tên tiếng Anh là Human Resource Management – HRM, ngành học này sẽ giúp sinh viên bổ sung các kiến thức liên quan đến vấn đề quản lý và xây dựng mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Có thể nói, bộ phận nhân sự có một chỗ đứng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp vì đây sẽ là nơi kết nối giữa các nhân sự trong công ty, hỗ trợ phát huy năng lực bản thân và thúc đẩy sự cống hiến của cá nhân đối với doanh nghiệp.
Để tối ưu được công việc quản lý, một nhân sự quản trị nguồn nhân lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và hiểu rõ định hướng phát triển, cũng như các hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty.
Các khối thi xét tuyển ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Tùy vào cơ sở giáo dục mà bạn chon sẽ có những khối thi khác nhau để xét tuyển vào ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực. Danh sách dưới đây là tổng hợp tất cả các khối thi mà bạn có thể chon để thi vào ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực
- Khối A00 (Toán – Lý – Hóa )
- Khối A01 (Toán – Lý – Anh)
- Khối D01 (Toán – Anh – Văn)
- Khối D09 ( Toán – Anh- Lịch sử)
- Khối D03 ( Toán – Văn- Tiếng Pháp)
- Khối D07 (Toán – Hóa- Anh)
Các môn học trong ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Vì đặc thù là ngành quản trị nên các môn học trong ngành quản trị nguồn nhân lực trải dài nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Dưới đây là danh sách các môn học tiêu biểu trong ngành này:
Các môn học đại cương
- Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin
- Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ngoại ngữ (Phần 1 và 2)
- Toán cao cấp
- Lý thuyết xác suất và thống kê toán
- Pháp luật đại cương
- Tin học đại cương
- Tối ưu hóa
- Kinh tế quốc tế
- Quản trị học
- Kinh tế phát triển
Các môn cơ sở ngành
- Kinh tế lượng
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế
- Nguyên lý thống kê kinh tế
- Kinh tế vi mô II
- Kinh tế vĩ mô II
Các môn kiến thức ngành
- Địa lý kinh tế
- Kinh tế môi trường
- Dự báo kinh tế và phân tích dữ liệu
- Phân tích lợi ích chi phí
- Thẩm định dự án
- Kế toán tài chính
- Quản trị vận hành
- Quản trị dự án
- Kinh tế công
- Dân số học 3
- Quy hoạch sử dụng đất
- Đầu tư tài chính
- Kỹ năng giao tiếp kinh doanh 3
- Phân tích chuỗi giá trị
Ai phù hợp theo học ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực?
Để đánh giá xem bản thân có thực sự phù hợp với ngành quản trị nhân lực hay không, bạn hãy xem qua một số kỹ năng cần có đối với một người làm việc quản trị nguồn nhân lực sau đây:
- Người có tố chất và các kỹ năng lãnh đạo
- Quan tâm đến các vấn đề tâm lý học, đam mê tìm hiểu tâm lý và phát triển con người.
- Có kỹ năng tự quản lý bản thân và quản lý con người.
- Có kỹ năng hoạch định và tổ chức hiệu quả.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt và hứng thú với những công việc liên quan đến yếu tố con người, trao đổi và thuyết phục.
- Người thích khám phá và trải nghiệm những điều mới.
- Có khả năng linh hoạt và ứng biến tốt trong mọi tình huống.
Hiện nay trong thị trường lao động, nhu cầu nhân sự của bộ phận HR ở các tổ chức và doanh nghiệp là rất cao vì đây chính là giải pháp giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề trong công ty. Nếu bạn cảm thấy bản thân hứng thú với những công việc liên quan đến vấn đề con người, hỗ trợ và phát triển người lao động thì ngành quản trị nguồn nhân lực chính là điều mà bạn đang tìm kiếm.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị nhân sự sau tốt nghiệp
Như đã nói đến ở trên, hiện nay ngành quản trị nhân sự là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao trong thị trường lao động. Đây bộ là bộ trọng điểm giúp thúc đẩy sự phát triển và ổn định bộ máy vận hành của mỗi doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành quản trị nhân lực có thể tham gia thị trường lao động với các công việc sau:
- Cộng tác viên tuyển dụng nhân sự: Trong quá trình đi học thì đây cũng là một công việc part time phổ biến đối với nhiều bạn sinh viên hoặc mới ra trường. Đối với công việc này, bạn sẽ hỗ trợ những nhà quản trị nhân sự đăng thông tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên tiềm năng đồng thời sắp xếp lịch phỏng vấn…
- Chuyên viên truyền thông nhân sự: Bạn sẽ là người thực hiện công tác truyền thông, lên ý tưởng nội dung quảng bá và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp để thu hút các ứng viên. Bên cạnh đó, chuyên viên truyền thông nhân sự cũng sẽ là người có vai trò kết nối các phòng ban, nhân sự trong công ty, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác và tạo bầu không khí đoàn kết trong nội bộ, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh…
- Hành chính nhân sự: Đây là vị trí rất phổ biến trong phòng nhân sự của các doanh nghiệp. Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhận công việc đối nội đối ngoại, tạo mối liên hệ giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, nhân viên mới với phòng ban mà họ làm việc, đồng thời sắp xếp các vấn đề giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch và đào tạo nhân sự: Bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ đánh giá các ứng viên xem ai là người phù hợp với công việc, hướng dẫn cho những nhân sự mới khi bắt đầu công việc. Đồng thời hoạch định công tác tuyển dụng, quản lý và đảm bảo nguồn nhân sự phù hợp để phục vụ cho công việc.
- Chuyên viên quản lý đào tạo: Đây là công việc phù hợp với những ai có sự am hiểu kiến thức sâu rộng và có khả năng truyền đạt cho người nghe một cách dễ hiểu nhất. Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhận công việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho nhân sự công ty theo thời gian định kỳ quý, tháng hoặc năm.
Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhân lực
Là lĩnh vực thu hút nhân sự trong thời điểm hiện tại, do đó ngành quản trị nhân sự được rất nhiều bạn sinh viên theo đuổi mặc dù mức lương khởi điểm của ngành này chỉ ở mức trung bình. Theo mặt bằng chung, 5 triệu đồng là mức lương tối thiểu đối với những bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm.
Mặc dù khởi điểm không quá cao nhưng ngành quản trị nhân lực lại mang đến cho bạn một cơ hội thăng tiến rất tốt. Trong quá trình làm việc, nếu bạn có chí cầu tiến, nỗ lực trang bị nhiều kiến thức chuyên môn, chắc chắn mức thu nhập của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng. Thậm chí với những nhà quản lý giàu kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể lên đến hàng chục và thậm chí là 100 triệu đồng/ tháng.
Nên chọn học ngành quản trị nhân lực ở đâu ?
Với nhu cầu học tập cao, đồng thời là lĩnh vực thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp nên hầu hết các trường đại học công lập và dân lập tại Việt Nam đều có sự xuất hiện của ngành quản trị nhân sự. Trong số đó thì có một số tên trường rất nổi tiếng trong lĩnh vực này mà bạn có thể quan tâm như:
- Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (OU).
- Trường Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (FTU)
- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI)
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Ngành quản trị nhân lực không chỉ giúp bạn phát triển những kỹ năng cá nhân mà còn giúp bạn ứng dụng được những kỹ năng đó để hỗ trợ cộng đồng. Bài viết trên đây là tất cả thông tin hữu ích về quản trị nhân sự mà Bao Đi Học muốn chia sẻ đến với các bạn đọc và hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về ngành học này và từ đó đưa ra sự lựa chọn học tập tốt nhất nhé !