Ngành Kế Toán Có Gì? Học Ở Đâu? Học Xong Ra Làm GÌ?

Kế toán được xem là vị trí chủ chốt nhất trong một doanh nghiệp. Vì thể nhu cầu tuyển dụng của ngành học này thuộc top cao trong các ngành nghề. Sinh viên ra trường dễ dàng tìm được công việc có mức thu nhập tốt.

 Vậy ngànhkế toán là học những gì ? Ra trường làm việc lương tháng bao nhiêu ? Hãy cùng Bao Đi Học tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé !
Những Thông Tin Cơ Bản Về Ngành Kế Toán Nên Biết Trước Khi Muốn Theo Học
Tìm hiểu về ngành kế toán

 Giới thiệu chung về ngành Kế Toán

 GIới thiệu chung về ngành Kế Toán
Ngành Kế Toán chuyên thực hiện quá trình xử lý, phân tích và cung cấp thông tin toàn bộ tài sản, nắm bắt nguồn tài sản và quản trị việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp,

“Kế” là liệu kê, ghi chép tài sản, của cải vật chất, hoạt động của tổ chức, đơn vị. “Toán: là tính toán chi phí, tiền bạc hay tính kết quả ngày công của người lao động làm được. Vậy ta có thể hiểu, kế toán là công việc ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Phân tích sâu hơn, kế toán là ngành chuyên thực hiện quá trình xử lý, phân tích và cung cấp thông tin toàn bộ tài sản, nắm bắt nguồn tài sản và quản trị việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, đơn vị. Từ đó, đưa ra những quyết định cần thiết về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Theo học ngành kế toán bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản như nguyên lý kế toán, kế toán chi phí, kế toán quản trị, kiểm toán,… Từ đó nghiên cứu chuyên sâu vào các môn học như kế toán ngân hàng, thuế, kế toán công ty chứng khoán, kế toán tài chính, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,…

Ngành kế toán được phân thành 3 chuyên ngành chính: kế toán ngân hàng, kế toán tài chính, kế toán kiểm toán. Ngành học hiện được đào tạo dưới 3 loại bậc học: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học với đầy đủ các hình thức từ xa, liên thông và chính quy.

Các khối thi tuyển sinh ngành Kế Toán

Các khối thi tuyển sinh ngành Kế Toán 
đa dạng lựa chọn khối thi

Hiện nay, khối thi xét tuyển ngành kế toán tại các trường Đại học và Cao đẳng rất đa dạng, các tổ hợp môn học xét tuyển gồm có:

  • A00: Vật lý, Hóa học, Toán.
  • A01: Toán, Tiếng anh, Vật lý.
  • A04: Địa lý, Vật lý, Toán.
  • A07: Lịch sử, Địa lý, Toán.
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
  • C01: Vật lý, Toán, Văn học.
  • D01: Tiếng anh, Toán, Văn học.
  • D07: Tiếng anh, Toán, Hóa học.
  • D09: Tiếng anh, Toán, Lịch sử.

Các chuyên ngành của ngành Kế Toán

Các chuyên ngành của ngành Kế Toán
Có 3 chuyên ngành chính trong ngành Kế Toán

Kế toán được đào tại các trường Đại học và Cao đẳng lớn hiện nay được chia thành 3 chuyên ngành chính: Kế toán công, kế toán kiểm toán, kế toán doanh nghiệp.

Kế toán công

Khối lượng kiến thức chuyên sâu về kế toán công khi áp dụng tại cơ quan, tổ chức cần có như:

  • Kế toán ngân sách nhà nước.
  • Nghiệp vụ kho bạc nhà nước.
  • Kế toán hành chính tại các tổ chức.
  • Kế toán ngân sách
  • Kế toán ngân sách.
  • Kế toán quỹ công.
  • Kế toán quản trị công.
  • Năng lực hạch toán các nghiệp vụ kế toán công, quy trình thực hiện công tác kế toán cần nắm các kiến thức như:
  • Quản lý thu – chi ngân sách.
  • Quản lý tài chính công.
  • Tổng hợp kiến thức thuế.
  • Kế toán công và chế độ kế toán trong lĩnh vực đầu tư.

Kế toán kiểm toán

Chuyên ngành kế toán xoay quanh hoạt động kiểm tra, đánh giá báo cáo tài chính. Phạm vi công việc được phân bổ rộng, bao gồm các lĩnh vực như:

  • Kiểm toán hiệu quả.
  • Kiểm toán tính quy tắc.
  • Kiểm toán về thông tin.
  • Kiểm toán hiệu năng.

Chuyên ngành kế toán kiểm toán được đánh giá tương đối khó với nhiều sinh viên nhưng cơ hội việc làm cao. Các học phần không thể thiếu với chuyên ngành này:

  • Kiểm toán hoạt động.
  • Kiểm toán cơ bản.
  • Kiểm toán báo cáo tài sản.
  • Luật doanh nghiệp.
  • Kiểm soát nội bộ.
  • Phân tích và thẩm định đầu tư tài chính trong kinh doanh.

Kế toán doanh nghiệp

Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp được đào tạo năng lực thực hiện quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán, kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp và thuế. Các môn học nổi bật của chuyên ngành kế toán doanh nghiệp:

  • Tài chính doanh nghiệp.
  • Pháp luật về doanh nghiệp.
  • Hệ thống kế toán nâng cao.
  • Nguyên lý kế toán.
  • Kế toán tài chính.
  • Phân tích báo cáo tài chính.

Ai phù hợp theo học ngành kế toán?

Đề cao đức tính trung thực, năng động, ham học hỏi, sống có nguyên tắc.

Kế toán là công việc liên quan nhiều đến tiền bạc nên nó khá nhạy cảm. Vì thế sự trung thực sẽ giúp bạn có được tự tin tưởng, tín nhiệm và đi đường dài được với công việc. Một chuyên viên kế toán có trình độ luôn đề cao tính khách quan, đảm bảo an toàn thông tin trong công tác là điều hết sức quan trọng.

Người học phải thường chuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Chủ động xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm kiến thức sáng tạo trong công việc, có thể tự đưa ra quyết định đúng đắn.

Ai phù hợp theo học ngành kế toán ?
Học ngành kế toán yêu cầu sự tập trung cao

Luôn tỉ mỉ, cẩn thận trong từng phân đoạn trong công việc, tư duy nhạy bén và có tính trách nhiệm, kỷ luật cao.

Kế toán là người hằng ngày tiếp xúc và làm việc với vô vàn tài liệu liên quan đến tài sản, tài chính, kinh tế,… Những con số mang tính chất pháp lý, liên quan đến pháp luật và là “cột sống” của tổ chức, doanh nghiệp. Thế nên, bạn cần phải cẩn thận trong mọi thao tác công việc, lưu trữ tài liệu cũng như tính toán sao cho không để xảy ra bất kỳ sai xót nào.

Thành tạo máy vi tính và ngoại ngữ.

Việc sử dụng tốt tin học và ngoại ngữ sẽ giúp ít rất nhiều cho bạn trong công việc làm kế toán. Các kỹ năng tin học cần có như Excel và các phần mềm kế toán thông dụng. Ngoại ngữ là trợ thủ đắc lực để bạn làm việc với đối tác, đồng nghiệp trong công ty nước ngoài, mang lại cơ hội việc làm có mức thu nhập cao.

Khả năng tính toán tốt.

Yêu thích những con số là một lợi thế để bạn bước chân vào ngành kế toán. Vì đây là công việc buộc bạn phải thường xuyên tiếp xúc với những con số, sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Thế nên, nếu không có sự đam mê và thấy những có số thật tẻ nhạt bạn sẽ dễ bị nhàm chán, không gắn bó lâu được với công việc, có nguy cơ dẫn đến stress.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kế toán sau tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kế toán sau tốt nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Ngành kế toán là ngành học có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể dạm nhận các công việc sau:

  • Nhân viên môi giới lĩnh vực chứng khoáng.
  • Nhân viên phòng giao dịch.
  • Chuyên viên phụ trách kiểm toán.
  • Giao dịch viên tại các ngân hàng, cơ quan thuế,
  • Kiểm soát viên hay thủ quỹ công ty.
  • Nhân viên tư vấn tài chính.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên Cao đẳng, Đại học.
  • Kế toán trưởng.
  • Trưởng phòng kế toán.
  • Nhân viên quản lý tài chính

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
lương ổn định

Hiện này, cơ hội làm việc của ngành kế toán vô cùng đa dạng. Một phần vì công việc này có tính trách nhiệm cao nên đòi hỏi đội ngũ nhân lực đông đảo được đào tạo bài bản. Thế nên nguồn thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng rất ổn định.

Tính đến nay, mức thu nhập của mỗi sinh viên dao động từ 9 đến 15 triệu đồng/ tháng. Số tiền sẽ có sự khác nhau dựa vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, tính chất công việc giao của từng công việc cụ thể.

Nên chọn học ngành kế toán ở đâu ?

Nên chọn học ngành kế toán ở đâu ?
Đại học Hà Nội

Ngành kế toán là ngành học có tính ứng dụng cao, thuộc top một trong những ngành học dẫn đầu về số lượng tân sinh viên đăng ký. Là ngành học được ra đời lâu năm nên ngành kế toán được mở đào tạo tại đa số các trường Cao đẳng – Đại học trên toàn quốc.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện kinh tế, thời gian và các yếu tốt khác làm sao để có thể phù hợp với bạn nhất, hãy chọn một trường hợp thích hợp với các tiêu chí mà bạn yêu cầu để theo đuổi ngành học mà mình mong ước.

  1. Đại học Thương mại.
  2. Học viện Tài chính.
  3. Đại học Hà Nội.
  4. Đại học Công Đoàn
  5. Đại học Kinh tế quốc dân
  6. Đại học kinh tế thuộc đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Học viện Công nghệ.
  8. Đại học tài chính ngân hàng Hà Nội.
  9. Đại học kinh doanh và công nghệ.
  10. Đại học Quốc tế Bắc Hà.
  11. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Đại học Tôn Đức Thắng.
  13. Đại học Tài chính marketing
  14. Đại học Mở.
  15. Đại học công nghệ Tp.Hồ Chí Minh.
  16. Đại học Văn Lang.
  17. Đại học Hoa Sen.
  18. Đại học Sài Gòn.
  19. Đại học Công nghiệp.
  20. Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Đó là danh sách 20 trường đại học đào tạo chính quy học trực tiếp tại giảng đường từ nam chí bắc. Tuy nhiên, một số bạn trở ngại trong việc đi lại như ở tỉnh lẻ, bận đi làm, chăm con,… thì việc theo học tại một lớp học chính quy sẽ rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, không phải ai cũng đủ khả năng chi trả không những về mức học phí cao mà chi phí nhà ở, đi lại, ăn uống cũng tốn một số tiền không nhỏ.

Bài viết trên Bao Đi Học đã cung cấp thông tin cần thiết về ngành kế toán – một ngành học “hái ra tiền”. Hy vọng bạn hiểu rõ hơn về ngành học cũng giúp được cho bạn trong việc lựa chọn ngành học của mình. Hệ đào tạo từ xa mang lại nhiều hiệu quả vượt trội mà đại học chính quy không thể có được. Vì thế hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về khóa học. Mong rằng chúng ta sẽ có cơ hội được đồng hành cùng nhau trong đoạn đường học tập sắp tới.

Chat Ngay Zalo
0777.094.013