Chương Trình Đại Học Từ Xa Ngành Ngôn Ngữ Học
Ngành ngôn ngữ học ngày càng được giới trẻ quan tâm và đón nhận, đặc biệt là những bạn đam mê ngôn ngữ. Đại học từ xa ngành Ngôn Ngữ Học là gì và nên học ở đâu? Bạn đã hiểu đúng về ngành học này chưa ?
Giới thiệu chung về ngành Ngôn Ngữ Học
Ngôn ngữ học là gì? Ngành ngôn ngữ học hay còn gọi là Linguistics trong tiếng Anh là ngành nghiên cứu sâu về nhiều khía cạnh của ngôn ngữ, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về ngữ âm (âm thanh), cú pháp (ngữ pháp), ngữ nghĩa (Lịch sử hình thành ngôn ngữ và cách dùng từ) phát triển qua các thời kỳ lịch sử cũng sẽ xuất hiện trong giáo trình.
Nhiều người cho rằng theo ngành ngôn ngữ học nghĩa là phải học ngoại ngữ và nói được nhiều thứ tiếng nước ngoài. Nhưng ý kiến này không hoàn toàn đúng với một sinh viên ngôn ngữ học, bên cạnh nhiều thứ tiếng, ngành học >này còn >mang đến nhiều hơn thế nữa.
Ngôn ngữ học là nghiên cứu về ngôn ngữ, bao gồm kiến thức về:
- Nhận thức vô thức của con người về ngôn ngữ
- Cách tiếp thu ngôn ngữ của trẻ sơ sinh
- Cấu trúc ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ cụ thể
- Ngôn ngữ khác nhau như thế nào
- Ngôn ngữ ảnh hưởng đến tương tác và suy nghĩ của con người như thế nào?
Mã ngành: 7229020
Các khối thi tuyển vào ngành Ngôn Ngữ Học
Các tổ hợp môn xét tuyển:
- C00 (Lịch Sử, Ngữ Văn, Địa Lý)
- D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
- D02 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga)
- D03 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp)
- D04 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung)
- D05 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức)
- D06 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật)
- D78 (Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- D79 (Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Đức)
- D80 ( Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Nga)
- D81 ( Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Nhật)
- D82 ( Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
- D83 ( Khối khoa học xã hội, Ngữ văn, Tiếng Trung)
Các môn học của ngành Ngôn Ngữ Học
Mục đích của ngành ngôn ngữ học là giúp sinh viên có được kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa và xã hội, cũng như các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ. Với sự phát triển đa dạng của ngành này, các môn học được phân loại thành ba nhóm chính để giúp sinh viên tiếp cận và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.
Các môn học lý thuyết ngôn ngữ
- Ngữ âm học
- Âm vị học
- Từ vựng học
- Cú pháp học
- Ngữ nghĩa học
- Ngữ dụng học
- Kí hiệu học
- Ngôn ngữ đại cương
- Lịch sử ngôn ngữ học
Các môn học nghiên cứu liên ngành
- Ngôn ngữ văn chương
- Ngôn ngữ học văn bản
- Ngôn ngữ học đối chiếu
- Ngôn ngữ học văn hóa
- Ngôn ngữ học xã hội
- Ngôn ngữ học tâm lý
Các môn học có tính ứng dụng
- Ngôn ngữ học máy tính
- Ngữ pháp tiếng Việt
- Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản
- Ngôn ngữ và truyền thông
- Ngôn ngữ học ứng dụng
- Ngôn ngữ báo chí
Ngoài việc học về lý thuyết ngôn ngữ học, sinh viên trong ngành còn được đào tạo các kỹ năng khác như giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin để chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp. Ngành này cũng hướng đến việc rèn luyện cho sinh viên khả năng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo và quản lý trong lĩnh vực ngôn ngữ học, giúp họ có thể tiếp tục trau dồi kiến thức ở cấp cao hơn như Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
Những yêu tố cần thiết để theo học ngành Ngôn Ngữ Học
Yêu cầu đơn giản để có thể theo học ngành ngành ngôn ngữ học , đó là:
- Có năng khiếu về ngoại ngữ
Khi chọn chuyên ngành này, bạn bắt buộc phải có năng khiếu về ngôn ngữ và yêu thích các thứ tiếng, cũng như văn hóa nước ngoài.> Phẩm chất này sẽ cho bạn động lực để phát huy hết khả năng của mình và theo đuổi sự nghiệp lâu dài.
- Kiến thức sâu rộng và khát khao học hỏi
Nếu bạn có kiến thức rộng về văn hóa – xã hội, bạn là người thích giao lưu học hỏi và làm việc với nhiều nền văn hóa khác nhau.> Học ngôn ngữ học cũng có nghĩa là bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn trong các công ty đa quốc gia.
- Tính hướng ngoại
Ngôn ngữ học là lĩnh vực rất phù hợp với các bạn trẻ có tâm hồn hướng ngoại, dễ khám phá và thích nghi nhiều môi trường mới>. Ngoài ra để học tập và làm việc liên quan đến trong các ngành ngôn ngữ học, bạn phải có các tố chất sau:
- Sự tự tin
Để thành công trong ngành Ngoại Ngữ, sự tự tin và bản lĩnh trong giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc là rất cần thiết. Ngành học này cung cấp đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, việc có sự tự tin sẽ giúp bạn tiếp cận và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn, đồng thời giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và nói của bạn.
- kiến thức về văn hóa và xã hội
Để tận dụng các cơ hội nghề nghiệp tại các công ty và doanh nghiệp, những người học ngành Ngoại Ngữ cần có khả năng giao tiếp và tương tác với nền văn hóa khác nhau. Điều này đòi hỏi các bạn phải tích lũy được kiến thức sâu rộng về văn hóa và xã hội để có thể thích nghi và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành ngôn ngữ học sau tốt nghiệp
Nếu bạn tiếp cận ngành ngôn ngữ học một cách linh hoạt và phối hợp với các lĩnh vực khác, bạn sẽ thấy rằng ngôn ngữ học đảm bảo cho bạn một con đường rộng mở phía trước:
- Lĩnh vực báo chí truyền thông: làm biên tập viên các báo, tạp chí, biên tập website, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, xây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, Tivi.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm, viện nghiên cứu, phòng nghiên cứu hoặc trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng kỹ thuật.
- Lĩnh vực quản lý hồ sơ: Xử lý công việc hành chính văn phòng như hành chính, quản trị, xử lý văn bản, quản trị hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực dịch thuật: Cộng tác trong các nhà xuất bản, xuất bản sách, báo, tạp chí, hiệu đính, phiên dịch, biên dịch và dịch từ điển, sách.
- Lĩnh vực nghệ thuật: viết lời nhạc, phê bình nghệ thuật, tham gia diễn xuất
- Lĩnh vực lưu trữ: làm việc tại trung tâm thông tin và lưu trữ dữ liệu, quản trị thư viện, trường học, trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ
- Lĩnh vực giáo dục: giảng dạy ngôn ngữ học trong các trường đại học, cao đẳng, trung học trường phổ thông, trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề
- Lĩnh vực marketing: truyền thông, quảng bá doanh nghiệp và công ty thông qua marketing, quan hệ công chúng, ngoại giao, chính sách đối ngoại.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước: Tham gia chính trị ngôn ngữ, dân tộc, văn hóa xã hội, quản lý ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc
Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ học
Những năm gần đây, theo thống kê từ các trường, sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học chỉ cần ra trường khoảng 6 tháng là sẽ tìm được công việc ưng ý, tỷ lệ có lương lên đến 90% của khoảng 10-15 triệu. Cơ hội việc làm khoảng 10 triệu là trong tầm tay.
Cụ thể, thu nhập ngành phiên dịch từ ngày ra trường, lương thực tập là 9 triệu đồng/tháng.> Tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và trình độ, mức lương trong ngành này có thể dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên nếu bạn không muốn đi làm công tháng hay nếu chán đi thì sinh viên ngành này cũng kiếm được kha khá tiền theo giờ dịch khoảng: >500 nghìn đồng/ giờ.> Khảo sát mức lương của chuyên ngành ngôn ngữ học – tiếng Nhật được chia thành 3 mức cơ bản:
- Mức 1: Đối với mới ra trường, các bạn sẽ nhận được mức lương trung bình 400-700 USD/tháng.
- Mức 2: Đối với người có kinh nghiệm, lương trợ lý là 1.000 USD/tháng.
- Mức 3: Đối với người có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên hoặc nhiều hơn, mức lương của bạn sẽ là 1500USD
Các cơ sở giáo dục uy tín có đào tạo ngành Ngôn Ngữ Học
Ngành ngôn ngữ học đang rất phát triển và ở một khía cạnh nào đó còn được coi là một ngành xu thế trong xã hội hiện nay. Nhiều trường ở Việt Nam đang mở rộng đào tạo lĩnh vực này, chẳng hạn như:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia
- Đại học Hà Nội
- Đại học Khoa học và Nhân văn (Hà Nội, TP. HCM)
- Đại học Tổng hợp Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
- Đại học Sư phạm TP. HCM
Bên cạnh việc học trực tiếp, hiện nay sinh việc sinh viên rất chuộng việc học từ xa online. Việc học tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo.Với đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp, quy trình xét tuyển đơn giản. Bao Đi Học là một trong những nơi uy tín được nhiều bạn tin chọn theo học từ xa.
Với những chia sẻ trên, Bao Đi Học tin chắc rằng giờ đây bạn đã biết mình có phù hợp với ngành ngôn ngữ học hay không. Môi trường nào phù hợp để bạn phát triển và rèn luyện hơn nữa với chuyên ngành của mình. Chúc bạn chọn ra được ngành học mà bạn mong muốn nhé !